Web Content Viewer
ActionsKỹ thuật quân sự thời cổ đại (từ thế kỷ thứ V trước công nguyên đến thế kỷ thứ V sau công nguyên)
(Bqp.vn) - Theo những tài liệu xác định, những hoạt động quân sự có tổ chức trên cạn, đã xuất hiện những đụng độ thường xuyên, ác liệt giữa các nước chiếm hữu nổ lệ cổ đại, trong đó vùng biển Địa Trung Hải là nơi sối động nhất. Đó là sự ra đời của Quân đội (Army) bên cạnh Hạm đội quân sự (Flot) như các nước Ai Cập, Phênixi, Cáctagiơ, Hy Lạp, La Mã...
Đỉnh cao của nghệ thuật quân sự trong thời cổ đại thuộc về những quân đội và những hạm đội của Hy Lạp, La Mã (thế kỷ VIII trước công nguyên - thế kỷ V sau công nguyên). Do vị trí địa lý và nhu cầu giao thông buôn bán nên vùng Địa Trung Hải - cái nổi của nhiều quốc gia chiếm hữu nổ lệ cổ đại sớm có những hoạt động đặc biệt sối động. Các nước chủ nổ trong vùng đổ xô vào kiếm lợi bằng con đường thương mại hoặc cướp bóc chinh phục lẫn nhau. Chưa bao giờ lại có sự đụng độ thường xuyên và khốc liệt như thời này. Vì vậy, lần đầu tiên trong lực lượng vũ trang phân thành hai bộ phận riêng biệt là quân đội trên đất liền và hạm đội trên biển.
Theo Ph.Ăngghen, quân đội Ai Cập là quân đội đầu tiên mà chúng ta có thể có nhiều tài liệu đáng tin cậy. Thời đại ấy trùng hợp với thời đại trị vì của Ramxét II (Xêxôtơrítxơ). Những bức tranh và những chữ viết ở rất nhiều đài kỷ niệm thời đại trị vì của ông và ca ngợi những chiến công, là nguồn tư liệu chủ yếu của chúng ta về tình hình quân sự của người Ai Cập. Toàn bộ quân đội được bố trí như kiểu những làng quân sự, mỗi người lính được nhận một khoảnh đất khá rộng ban thưởng cho công lao phục vụ của họ. Những làng quân ở vùng hạ lưu sống Nin là vùng mà các quốc gia châu Á có thể bất ngờ tiến công, còn vùng thượng lưu chỉ bố trí vài làng quân sự bởi Êtiôpia không phải là đối thủ đáng sợ.
Bộ binh là sức mạnh của quân đội, đặc biệt là đội lính bắn cung. Ngoài đội quân bắn cung ra, còn có những đơn vị được trang bị khác nhau tùy theo vũ khí trang bị của họ: tiểu đoàn lính cầm giáo, kiếm, lính vác gậy, lính dùng nỏ bắn đá v.v... Bộ binh sử dụng rất nhiều “xe chiến”, trên xe có hai người lính: một người đánh xe và một người bắn cung, chỉ mãi sau này mới có những đội kỵ binh. Vũ khí tự vệ của quân lính Ai Cập gồm có mộc, mũ, giáp che ngực hoặc áo giáp dài làm bằng những vật liệu khác nhau. Họ đã trang bị một loại mộc dùng để bảo vệ những người lính đánh thành (testudo); đó là chiến mộc hình mu con rùa hoặc mộc hình lá nho (một loại lá chắn tết bằng những vòng sắt nhỏ, ngoài bọc da ẩm hoặc cỏ).
Átxiri là nước đã cung cấp cho chúng ta hình ảnh sớm nhất về các quân đội châu Á, là quân đội từng chiến đấu hơn 1000 năm để giành giật các nước Địa Trung Hải và sống Indơ. Qua những tài liệu thì bộ binh cũng được trang bị giống như bộ binh của Ai Cập, mặc dù cung có lẽ ít có tác dụng. Còn về vũ khí tự vệ và vũ khí tiến công chỉ khác là Ai Cập chế tạo tốt hơn, hình dáng gọn ghẽ hơn. Ngoài ra, Átxiri có nhiều kiểu vũ khí hơn do chỗ có nhiều vương quốc lớn. Vũ khí chủ yếu là giáo, cung, kiếm và dao găm; có những hình vẽ quân lính Atxiri trang bị cả gậy bọc sắt. Giáp và mộc thường được bọc dạ hay bọc da. Các cỗ xe chiến là một thành phần quan trọng trong quân đội, người đánh xe phải được cái mộc của người bắn cung che chở, xuất hiện những người lính cưỡi ngựa, những đội kỵ binh đầu tiên trên thế giới. Kiểu yên ngựa mềm và cao tựa yên ngựa ngày nay phương Đông vẫn dùng. Những đội kỵ binh ấy lại rất đáng sợ đối với một đạo quân đang bị ròi loạn và đang tan rã. Loại kỵ binh này được khắc họa như một binh chủng quý tộc và chính những người châu Á đã dạy cho những người Ai Cập cách sử dụng ngựa chiến và kỵ binh. Atxiri là nước đầu tiên luyện sắt bằng phương pháp thủ công, chỉ trong một thời gian ngắn, vũ khí được trang bị bọc sắt, giáp sắt, cung sắt v.v... làm cho sức mạnh chiến thắng của quân đội Átxiri rất to lớn, các nước lớn láng giềng phải khiếp sợ.
Vương quốc Ba Tư lập nên những chiến công hiển hách là nhờ những người lính du mục của Phácxítxtan, đất nước của những con người cưỡi ngựa, ở đó kỵ binh chiếm địa vị thống trị. Mỗi tỉnh có một đơn vị thường trực, các tỉnh phải chịu phí tổn nuôi các đơn vị ấy. Đội cận vệ của Sa hoàng gồm 10.000 tên lính bộ binh, đeo trang sức bằng vàng đầy ngươi; trong đó có 1.000 tên trang bị nỏ sắt, 1.000 tên thuộc đội vệ binh cận vệ, cùng với rất nhiều cỗ xe chiến.
Sự hình thành của đế quốc Ba Tư chưa lâu, nhưng uy danh sớm chấn động cả một phương. Chỉ trong vòng hơn nửa thế kỷ, từ giữa thế kỷ VI đến đầu thế kỷ V trước công nguyên, bằng sức mạnh quân sự và những chính sách khôn khéo, người Ba Tư đã thiết lập được một đế quốc rộng hơn bất kỳ một đế quốc nào trước nó. Xuất phát từ miền tây cao nguyên Iran, những đạo quân Ba Tư đã rong ruổi sang phía tây tới giáp triển sống Đanuýp (Danube), về phía đông, họ đã băng qua sống Anhduýt (Indus) xa xôi và cả một dải đất rộng lớn ở phía nam Địa Trung Hải bao gồm Ai Cập và Libi cũng bị lưỡi gươm chinh phục của họ đặt vào cương giới. Nhưng ngự trị trên một đất nước rộng khoảng chục triệu cây số vuông vẫn chưa thỏa mãn được tham vọng của những vị hoàng đế Ba Tư.
Quân đội Hy Lạp, bộ binh nặng (hôplít) hợp thành các chấp kích đội (đội hình tuyến) gồm những lính cầm giáo. Về sau, tổ chức ra bộ binh nhẹ và kỵ binh thì bộ binh nặng là nòng cốt lực lượng vũ trang. Vũ khí của bộ binh nặng gồm có giáp che ngực hay gọi là pauxiarơ, mũ, mộc hình bầu dục, giáo và kiếm ngắn. Các vũ khí trang bị đó làm nên sự nổi danh về khí thế tiến công cuồng bạo, đặc biệt trận Maratổng (Marathon) tháng 9 năm 490 trước công nguyên, Minchiát đã nâng cao tốc độ tiến công của bộ binh. Mối đe dọa khủng khiếp về những cuộc xâm lăng của quân Ba Tư đã đời hỏi phải tăng thêm số lượng và chất lượng quân số, vũ khí, trang bị. Họ xây dựng một loại binh chủng trung gian giữa bộ binh nhẹ và bộ binh nặng (pentatsơ) trang bị như bộ binh nhẹ nhưng có khả năng hơn đánh chiếm và cố thủ các vị trí.
Trong số các quốc gia Hy Lạp, quân đội Xpáctơ coi người lính sau khi bị thất bại mà đánh mất chiếc mộc là một điều sỉ nhục. Điều này là bằng chứng nói về cuộc rút lui có trật tự, còn những tên lính chạy lẻ mong muốn thoát thân thì tất phải vứt bỏ tấm mộc nặng nề.
Người Hy Lạp trong thời kỳ này đã bắt chước được các loại vũ khí khác nhau của các nước láng giềng dã man và bán dã man, đã tổ chức ra lính bắn cung, cưỡi ngựa, quân lính dùng nỏ bắn đá.
Sự phát triển kỵ binh lên tột đỉnh thắng lợi với công lao hai cha con, hai vị đại đế Philíp và Alếchxanđrơ của nước Maxêđoan. Philíp II Maxêđoan (sống vào khoảng năm 382 - 336 trước công nguyên, Vua Maxêđoan từ năm 359 - 336 trước công nguyên). Ông là cha đẻ của đại đế Alếchxanđrơ Maxêđoan (sống khoảng năm 356 - 323 trước công nguyên; Vua Maxêđoan năm 336 - 323 trước công nguyên).
Đội kỵ binh nặng là đối tượng được quan tâm nhất. Trang bị mũ, giáp bằng sắt mỏng để che thân, kiêm dài và giáo. Ngựa cũng có giáp sắt. Lực lượng này đã giữ vai trò quyết định trong trận Ácbela (còn gọi là trận Gôgamen) vào tháng 10 năm 331 trước công nguyên.
Kỵ binh nhẹ không có vũ khí tự vệ, chỉ có đao và giáo ngắn, nhẹ. Ngoài ra còn có cả kỵ binh bắn cung. Loại kỵ binh này dùng vào bảo vệ, tuần tra, trinh sát và các trận chiến đấu không chính quy.
Bước vào trận Acbela: Alếchxăngđrơ có 40.000 bộ binh, 7000 kỵ binh, người nào cũng được trang bị đầy đủ: kiếm, mộc, áo giáp đã có đệm thêm những mảnh sắt; nhưng vũ khí chủ yếu của họ là cây “sarisa” - một ngọn giáo nặng dài 7 m. Lực lượng Ba Tư rất hùng hậu, nhưng các sử gia vẫn chưa đưa ra con số chính xác, chỉ biết rằng, các nguồn tài liệu cổ khắng định ít nhất là 50.000 bộ binh, 15.000 kỵ binh, còn lớn hơn nữa là 200.000 bộ binh và 45.000 kỵ binh. Ngoài ra, quân Ba Tư còn có 200 chiến xa, 15 thớt voi. Bởi Đariuýt biết rằng, không phải chỉ gom quân thật nhiều là đủ. Ông đã chú trọng tập dượt binh sĩ, cải tiến lại tổ chức trang bị. Ông đặt nhiều hy vọng vào 200 chiếc xe ngựa kéo, bánh xe có móc thêm các lưỡi liềm và mũi xe chìa ra những ngọn giáo dài tua tủa như hàng lông nhím. Từ thực tiễn thất bại, ông đã rút ra bài học lựa chọn chiến trường giao tranh. Đariuýt đã chọn một vùng đồng bằng bát ngát nằm bên bờ trái sống Tigơrò, con sống lớn, nước chảy nhanh như “tên bắn” và phía xa hơn là rặng núi Cuốcđităng. Phía nam cánh đồng là thành phố Acbela, gần cánh đồng là làng Gôgamen (Gangamàles). Cẩn thận hơn, Đariuýt cho san phảng những chỗ mấp mô để tiện cho chiến xa hoạt động. Ông cho rằng dù có thiên tài đến mấy Alếchxăngđrơ cũng khó làm nên chuyện ở đây, nếu không muốn nói là sẽ bị tiêu diệt.
Tư tưởng luôn sáng tạo, cải tiến kinh nghiệm với vũ khí. kỹ thuật, chiến thuật luôn được Alêchxăngđrơ không ngừng phát triển, ông thường nói với các tướng lĩnh: “Không phải lúc nào cũng cứ cầm ngọn giáo ấy, mặc bộ giáp ấy và cưỡi ngựa ấy xông vào trận là thắng ngay đâu”.
Ngay từ khi thị sát chiến trường, Alếchxăngđrơ đã chú ý đến những dấu vết trận địa mói đắp mà phán đoán có thể là những hố cạm bẫy, những hố chông của đối phương và đoán ra đòn đánh quyết định của đối phương, ông đã dự kiến trước và hoàn toàn chủ động trước mưu đồ dùng vũ khí hiểm độc đánh đòn chủ yếu của Đariuýt. Đặt xong mưu kế, ông dặn dò tướng sĩ về ý nghĩa trận đánh là giáng đòn quyết định sự sụp đổ của đế quốc Ba Tư, đem lại cho mỗi người lính vinh quang bất diệt.
Khi cuộc chiến hai bên đang kịch liệt. Theo lệnh của Đariuýt, kỵ binh lao ra đánh vào sườn của Alếchxăngđrơ. Đúng lúc ấy, chiến trường náo động hơn han bởi tiếng quân reo, ngựa hí, đoàn xe Ba Tư chuyển bánh lao về đối phương, cát bụi cuôn theo mờ mịt, chỉ còn cách độ trăm bước; một trận mưa tên và lao trùm lên đoàn xe. Người đánh xe bị chết, ngựa bị trúng thương, những chiếc xe chiến chuệnh choạng đâm sầm vào nhau, đổ vỡ nghiêng ngả. Một số không người điều khiển mặc sức lao theo những con ngựa bất kham lồng lộn tứ tung. Một số chiếc tới sát được đối phương, nhưng lại là những cái bẫy của quân Hy Lạp giãn ra mở lối để bao vây bắt sống. Việc sử dụng voi chỉ diễn ra một thời gian ngắn ngủi bởi lẽ những con vật này sợ lửa, do đó tác hại với quân lính của mình còn hơn quân địch.
Quân đội La Mã cung cấp cho ta một hình mẫu hoàn thiện vào thời đại chưa biết dùng thuốc súng. Chế độ huấn luyện cá nhân nhằm mục đích rõ rệt. Nhờ vậy mà quân đội La Mã đã chiến thắng bất kỳ lực lượng vũ trang nào kể cả chấp kích đội của Maxêđoan lẫn kỵ binh của Numiđi.
Việc huấn luyện nhằm vào phát triển thể lực, sử dụng vũ khí, các đội hình, chú trọng người lính trong hành quân đường dài với đủ trang bị chiến đấu; huấn luyện sử dụng công cụ đào hào, cấu trúc nhanh chóng phòng ngự. Lính ở tuyến 2 thoạt đầu được trang bị giáo, sau này chỉ trang bị cho đội dự bị một loại giáo ngắn nhưng rất nặng và đáng sợ dùng để phóng vào hàng thứ nhất của đối phương trước khi lao vào dùng kiếm đánh giáp lá cà. Loại giáo này phóng ra thường chọc thủng những chiếc mộc và giáp che ngực và hầu như bao giờ cũng đánh gục quân địch.
Kỵ binh cũng được trang bị vũ khí tự vệ như bộ binh: giáo và kiếm dài hơn vào thời đại của Xêda (Gai luli Xêda) (Khoảng năm 100 - 40 trước công nguyên) thủ lĩnh quân sự, nhà hoạt động nhà nước nổi tiếng La Mã. Ngoài những đội quân tác chiến, Xêda còn xây dựng những đạo quân của các tỉnh, lính bắn cung người Critơ, lính bắn đá người Bêlaác. Sáng tạo lớn nhất của quân La Mã là nỏ Catapun, Balixta. Cấu tạo chung giống một chiếc nỏ, tức là có một trục đỡ để làm chỗ đặt tên, đạn và một dây da buộc vào hai đầu tay đòn, dùng sức bật đàn hồi để bắn. Ở những chiếc nỏ bình thường, lực đàn hồi là sức bật của cánh tay cung, loại này được người Hy Lạp phát minh từ trước với tên là Gaxtaphê. Khác biệt căn bản của Catapun và Balixta với nỏ Gaxtaphê ở chỗ, người La Mã đã phát minh ra những cuộn xoắn làm bằng gân đuôi ngựa, tạo lực bật thay cho cánh cung đơn giản. Cuộn xoắn làm bằng gân đuôi ngựa... tết lại, người ta cắm vào hai ống xoắn hai tay đòn thay cho hai cánh nỏ. Dây bị xoắn sẽ tạo ra lực bật của cánh tay đòn. Để sử dụng máy bắn có một hệ thống điều chỉnh tầm, hướng. Catapun gốc tiếng Hy Lạp có nghĩa là mũi tên. Thoạt đầu nó được dùng để chỉ loại máy bắn tên nhằm phân biệt với Balixta là máy bắn đá. Sau này nguyên tắc cuộn xoắn của người La Mã còn chế tạo ra loại máy bắn một tay đòn gọi là Ônagiơ. Các loại máy bắn này thường có kích thước rất lớn, thông thường có thể bắn được vật nặng hàng chục kilôgam, đi xa tới 400 - 500 m. Đột xuất có những máy bắn cỡ lớn của Vitơruyvơ (La Mã) có thể bắn loại đạn nặng tối 162kg, Catapun và Balixta chỉ là những máy bắn đá hạng nhỏ và trung bình.
Người Trung Quốc có vũ khí cung nỏ, đánh hỏa công. Lửa và nước từ lâu đã là vũ khí lợi hại: Dùng lửa hỗ trợ cho tiến công, hiệu quả rõ ràng; nước hỗ trợ cho tiến công uy lực lớn mạnh. Nhưng nước chỉ có thể cắt đứt liên hệ của quân địch, không thể cướp đi lực lượng dự trữ của chúng. Hỏa công có năm mục tiêu: một là, thiêu đốt người của địch; hai là, thiêu đốt lương thảo của địch; ba là, thiêu đốt xe cộ của địch; bốn là, thiêu đốt kho tàng của địch; năm là, thiêu đốt thiết bị phương tiện của địch. Thực hiện hỏa công cần phải chuẩn bị trước khí tài, chọn ngày, chọn hướng gió, ban ngày gió lâu, ban đêm gió chóng ngừng. Khoa học quân sự cổ đại phương Đông nói chung, Trung Quốc nói riêng rất coi trọng môi trường tác chiến: nghiên cứu địa hình và thời tiết, sử dụng gián điệp.
*
* *
Thế giới mặt nước là môi trường “lạ” đầu tiên mà con người quan tâm đến. Nước vốn là nhu cầu sống, nhưng cũng là trở ngại thiên nhiên to lớn nhất trong phạm vi hoạt động của con người. Những người vượn đầu tiên có thể vượt núi, xuyên rừng, nhưng đành bó tay trước sống, hồ, biển cả... Quá trình chinh phục mặt nước cũng chính là quá trình phát triển các phương tiện hoạt động trên mặt nước: Từ những chiếc bè đơn giản, những cây gỗ to trên mặt nước bập bềnh đến chiếc thuyền độc mộc, rồi những thuyền đóng ván dùng chèo, dùng buồm đầu tiên; từ những chiếc tơriơ ba tầng chèo trong văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đến những Clipơ cắt sóng lừng lẫy châu Âu; từ những tàu hơi nước đầu tiên Clêmông năm 1807 đến những tàu dùng năng lượng nguyên tử ngày nay... Đó cũng đồng thời là quá trình con người chinh phục và phát minh những miền đất mới. Và, đó còn là quá trình phát triển của nghệ thuật chiến tranh trên mặt nước.
Hạm đội quân sự là một tập hợp từ để chỉ những chiến hạm của một quốc gia, một dân tộc nào đó. Các tàu biển của Phiniki và Cácphaghen, của Hy Lạp và La Mã mới chỉ là các thuyền đáy bằng, không có khả năng bơi trong gió bão, giữa biển khơi sẽ bị nhấn chìm bởi bão táp. Chưa phát minh ra la bàn - chưa có kim chỉ nam, chưa có khái niệm kinh tuyến và vĩ tuyến, hướng dẫn để đi biển là những mốc cắm trên bờ và sao Bắc Đẩu. Chúng chỉ đi ở ven bờ biển, buông neo ỏ eo biển hoặc vịnh nào đó. Đối với những chiếc tàu này việc vượt biển Hy Lạp đến Ý hoặc từ châu Phi đến đảo Xixilơ là những chuyến đầy nguy hiểm. Việc chỉ dựa vào mái chèo thì thì chúng chỉ có thể đi chậm chạp trên làn sóng mà thôi.
Hạm đội, thuyền chiến đã mang tính đặc trưng khác hẳn với tàu thuyền vận tải. Tiêu biểu nhất là tơriơrem (trirem) của Địa Trung Hải. Đến chiến tranh Punít (năm 264 - 146 trước công nguyên) trong các hạm đội Cáctagiơ xuất hiện loại thuyền lớn hơn là Pentio (Pentior) dùng độ lớn của thuyền để áp đảo đối phương. Đến nội chiến Đông - Tây ở La Mã, hạm đội Ôctayia, nhờ có máy bắn (catapun và Balixta) đã phát triển một loại thuyền chiến nhỏ hơn rất cơ động có thể dễ dàng tránh các đòn taran, Varôn của các tơriơrem và pentio để giáng trả các loại máy bắn. Đó là các libua.
Tơriơrem là loại thuyền chiến ba tầng chèo bắt nguồn từ chữ la tinh (tres là 3 và remis là mái chèo). Tơriơ Hy Lạp thường có trọng tải 230 tấn, dài 40 - 45 m, rộng 6 m, mớm nước 2,5 m, mái chèo dài 4 - 4,5 m; mỗi thuyền có 150 - 170 mái chèo, xếp thành ba tầng. Tốc độ cao nhất đạt 7 - 8 hải lý/giờ khi cả ba tầng chèo hoạt động (mỗi hải lý bằng l,852 km). Tơriơrem có thể có thêm một cánh buồm vuông hứng gió. Biên chế: 150 - 170 nổ lệ chèo thuyền; 18 - 50 lính chiến đấu; 12 - 16 thủy thủ; 1 thuyền trưởng, 1 lái chính, 1 lái phụ và 1 trưởng chèo. Lính chiến đấu trên thuyền trang bị câu liêm, búa mỏ chim, giáo kiếm, lao, mộc, cung tên.
Pentio là loại thuyền có hai tầng chèo ở mũi, ba tầng chèo ở phía lái, mái chèo rất lớn, từ 3 - 5 người đẩy một mái chèo. Pentio có trọng lượng choáng nước 500 tấn, dài 51 m, rộng 8 m, mớm nước 3,5 m.
Libua trung bình có trọng lượng chiếm nước từ 80 - 100 tấn, dài 30 m, rộng 5 m, mớm nước 1 m, chỉ có một hay hai tầng chèo. Loại thuyền này thường có máy bắn. Những libua lớn có lầu bắn, vách che đạn có lỗ bắn (lữ tường).
Vũ khí chính của các tơriơ và Pentio là những đòn taran thực hiện bằng cách đâm các mũi nhọn bằng gỗ cứng bọc thép ở mũi thuyền mình vào phá thủng mạn thuyền đối phương. Sau này, riêng các Tơriơ La Mã xuất hiện thêm loại vũ khí mới là Varôn. Đó là một cần trục lớn đặt ở mũi thuyền, trên đó treo một khối kim loại nặng hình chóp nón, thân cần trục gắn thêm một tấm ván rộng. Khi hai thuyền giáp nhau, cần trục được kéo lên và thả khối kim loại xuống giáng mạnh vào b00ng tàu đối phương, đồng thời cần cẩu hạ xuống, lính giáp chiến theo tấm ván nhảy sang thuyền địch. Các Libua thường không có taran và Varôn, thay vào đó là các máy bắn Catapun hoặc Balixta.
Lịch sử ghi lại nhiều trận đánh độc đáo của các hạm đội đương thời có trang bị máy bắn. Năm 184 trước công nguyên, hạm đội Haniban dùng Catapun bắn sang đối phương những giỏ đựng đầy rắn độc. Năm 11 trước công nguyên, Hạm đội Ôctayia bắn các giỏ đựng hắc in nóng chảy sang thuyền địch rồi dùng tên gài lửa phóng hỏa: Với trang bị kỹ thuật thời này, cung nỏ, súng bắn đá và những cỗ máy phóng lao (catapultac) cùng với những máy phóng đạn đồ sộ (Balistac) là những vũ khí duy nhất ở cự ly xa. Không thể nào khác được, phải cơ động để mũi sắt nhọn ở đầu mũi thuyền đâm mạnh vào mạn thuyền, đối phương đánh chìm hoặc áp sát mạn thuyền đối phương rồi xung phong đánh giáp lá cà, tiêu diệt địch, chiếm tàu. Phục vụ cho chiến thuật, khoa học kỹ thuật thủy quân đã chú trọng khai thác các yếu tố thời tiết, khí hậu, địa hình, tâm lý, phản gián, thông tin... Vì vậy, quân thủy phải được chọn lọc và trang bị tốt, đại diện cho tinh hoa của sức mạnh.
Ở bờ tây Thái Bình Dương, các nước Đông - Nam Á cổ đại (bao gồm phía nam sống Dương Tử trở xuống) đặc biệt phát triển thủy quân - các nước Ngô, Việt ở hạ lưu sống Dương Tử vào thế kỷ V trước công nguyên hoặc thủy quân Ngô trong cục diện Tam quốc, thế kỷ IV sau công nguyên. Có thể kể thêm quân thủy Văn Lang, Âu Lạc, Chămpa, Phù Nam... Quân thủy của các nước này lập ra trước hết không phải xuất phát từ những mục tiêu quân sự trên biển, mà phải nhằm đáp ứng với các mục tiêu, nhiệm vụ quân sự trong đất liền. Các trận Hải chiến rất hiếm hoi; thủy chiến phổ biến trên sống, bò, cửa biển. Thuyền chiến chủ yếu làm nhiệm vụ cơ động quân đội trên sống nên kích thước nhỏ, số lượng nhiều, động lực chính của thuyền là mái chèo, sào đẩy (ở ven bờ sống). Khác với Địa Trung Hải, người chèo thuyền đồng thời là lính chiến đấu. Trang bị trên thuyền đơn giản, quân lính có giáo, lao, rìu, qua, cung nỏ và mộc. Có một số thuyền làm thêm các tầng lầu cho lính cung nỏ, một số trang bị phương tiện đánh hỏa công. Cá biệt, xuất hiện những thuyền cực lớn. Thuyền chiến ít có vũ khí riêng như taranvarôn ở Địa Trung Hải, nhưng lại bọc đồng đầu thuyền và máy nỏ đưa lên thuyền. Lâu thuyền thời Hán, theo thư tịch cao 10 trượng. Ngô Thuyền thời (Tam quốc) dài 20 trượng, rộng 3 trượng, cao 3 - 4 trượng (một trượng thời Hán dài 276,5 cm).
Nghiên cứu kỹ thuật quân sự không thể giới hạn trong một ngành riêng rẽ nào, tất cả các ngành đều liên quan mật thiết với nhau; nhưng cũng không thể nghiên cứu hết được các chủng loại kỹ thuật quân sự. Ở đầu bảng các chủng loại kỹ thuật quân sự trước hết là vũ khí, vì vũ khí thuộc loại kỹ thuật quân sự tác động trực tiếp đến quân địch và quyết định tính chất của đấu tranh vũ trang (cả vũ khí tiến công và phòng thủ); ngoài ra, kỹ thuật quân sự ít quan hệ trực tiếp đến chiến đấu mà rất cấp thiết cho chiến đấu, ta gọi là kỹ thuật bảo đảm.
Vũ khí tiến công và phòng ngự đều là vũ khí lạnh, được dùng bằng sức người; cùng với vũ khí cận chiến, vũ khí viễn chiến (cung, nỏ...).
Nỏ máy với nguyên lý “cuộn xoắn” là bước nhảy vọt cao nhất của thời kỳ cổ đại, cho phép tên, đá, giỏ hắc in làm mồi cho mũi tên cài lửa để phóng hỏa, bắn giỏ rắn độc vào đội hình quân địch. Phải chăng nguyên lý này là khởi thủy của nòng súng có rãnh xoắn và nguyên lý phóng phản lực cho tên lửa sau này. Các loại vũ khí đồ sắt được sản xuất rộng rãi. Không có đá nào, kim khí nào đương đầu được với nó; nghề đúc đồng, sắt, sản xuất xe thuyền, đồ ngọc... phát triển buôn bán sầm uất, tiền tệ xuất hiện, phân hóa giai cấp đẩy nhanh, phát triển quân đội, hạm thuyền mạnh. Nhà Tây Chu chỉ trong 3 đời vua (Vũ Vương, Chu Công, Thành Vương) đã chiếm 70 nước, không ngừng củng cố thế lực, thu lại nhiều đất đai, chiến lợi phẩm và nổ lệ.
Sự phát triển của vũ khí kỹ thuật làm cho tổ chức quân đội và phương thức tác chiến liên tục biến động: số các quân binh chủng ngày một nhiều, vai trò của bộ binh nặng, kỵ binh, bộ binh nhẹ, bộ binh hạng trung luôn bị đảo lộn.
Nắm vũ khí kỹ thuật mới, cải tiến đạt trình độ cao để bày mưu lập thế trận như Đariuyt sử dụng 200 xe phá vỡ đội hình đối phương kết hợp với kỵ binh tập kích bên đánh quyết định. Nắm được ý đồ cải tiến vũ khí và địa hình mà tương kế tựu kế, bẻ gẫy đòn quyết định của đối phương như Alếchxăngđrơ Maxêđoan. Vũ khí tiến công, phòng ngự - cận chiến, viễn chiến (cung, nỏ, phóng lao...) đều dựa vào cơ bắp người và vật nên buộc phải cận chiến, giáp lá cà là chính. ưu thế của kỹ thuật không tự nó phát huy tác dụng, nó chỉ được nâng lên bội phần khi các yếu tố chính trị, mưu lược quân sự sử dụng nó mới tạo ra sự kỳ diệu, bởi vì sự cải tiến vũ khí, trang bị là liên tục trong từng nước, từng cuộc chiến đêu có sự thay đổi về kích thước, chất liệu, kiểu dáng, tác dụng... cho bộ binh, kỵ binh, thủy binh. Sự thay đổi đó là những tích lũy về lượng của trạng thái vũ khí kỹ thuật; những nhảy vọt của sự phát triển vũ khí kỹ thuật thời kỳ này chính là sự sáng tạo, phát triển của tướng lĩnh và binh sĩ nơi trận chiến.
Thủy quân phát triển ngày một hoàn thiện từ bè mảng, thuyền con đến tàu hạm luôn đi cùng với sự phát triển vũ khí trang bị trên tàu thuyền và trang bị cho binh sĩ.
Lịch sử kỷ thuật quân sự thời cổ đại với sự ảnh hưởng của những sự kiện trọng đại về những phát minh của mỗi quốc gia và đại đế qua hàng chục thế kỷ trước công nguyên. Điều chúng ta biết, sự ra đời của mỗi phát minh, sáng chế là rất khó khăn phải được thai nghén trong hoàn cảnh lịch sử. Ở thời kỳ trước chế độ chiếm hữu nổ lệ, sử sách đã ghi: “Trong suốt thời gian dài, đá là công cụ lao động của con người. Một thứ nguyên liệu vừa cứng, vừa giòn, vừa khó gò đẽo, một cải tiến nhỏ trong cách ghè, đẽo để làm thay đổi chút ít hình dáng công cụ cũng đời hỏi hàng ngàn năm, có khi hàng vạn năm tích lũy kinh nghiệm”. Trên ý nghĩa đó, chúng ta mới thấy được diện mạo lịch sử kỹ thuật quân sự thời cổ đại được mô tả là bức tranh lịch sử sối động về những phát minh vĩ đại của nhân loại.