Web Content Viewer
Học thuyết quân sự
Những nét riêng qui định nội hàm và định hướng nội dung Học thuyết QSVN (phần II): Định hướng về nội dung Học thuyết quân sự Việt Nam
09:59 | 23/08/2012
(Bqp.vn) - Chủ đề Học thuyết quân sự Việt Nam với tính cách là hệ thống quan điểm, lý luận, kiến thức, tư tưởng chỉ đạo đúc kết từ thực tiễn tạo ra sức mạnh và sử dụng sức mạnh Việt Nam vào việc giải phóng đất nước, phòng thủ quốc gia, bảo vệ Tô quốc, giữ gìn chế độ có ý nghĩa thực tiễn không kém phần cấp bách.
Phân biệt học thuyết quân sự Việt Nam với nghệ thuật quân sự, tư tưởng quân sự, đường lối quân sự
09:55 | 23/08/2012
(Bqp.vn) - Phương pháp so sánh làm nổi rõ mối liên hệ và sự phân biệt giữa sự vật này với các sự vật khác đứng cạnh nó nhưng không phải là nó, giúp cho công tác nghiên cứu bám chắc vị trí, phạm vi, góc độ của chủ đề, không lẫn lộn với các sự vật khác.
Học thuyết QSVN trước thời đại Hồ Chí Minh (phần I): Sự cần thiết nghiên cứu Học thuyết QSVN trước thời đại Hồ Chí Minh và phương pháp tiếp cận
09:51 | 23/08/2012
(Bqp.vn) - Cho đến nay, một số cán bộ lãnh đạo, nghiên cứu vẫn cho rằng cái đáp ứng nhu cầu trước mắt là làm rõ Học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, còn nội dung Học thuyết quân sự Việt Nam thời ông cha nếu có thì cũng chưa cấp bách và vị tất đã có gì mới so với các tác phẩm đã viết về “ông cha đánh giặc”, về “Lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam”.
Học thuyết QSVN trước thời đại Hồ Chí Minh (phần II): Học thuyết QSVN trước thời đại Hồ Chí Minh về quy tụ và tạo dựng sức mạnh cho sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc
09:45 | 23/08/2012
(Bqp.vn) - Bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc là vấn đề sống còn, tiên quyết của dân tộc Việt Nam từ ngày lập nước đến nay. Có nhu cầu đánh giặc thì sẽ phát sinh nghệ thuật đánh giặc. Nghệ thuật quân sự Việt Nam ra đời từ thời Âu Lạc kháng chiến 10 năm chống quân Tần đã phát triển dưới thời Bắc thuộc, qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, thông qua khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng, chiến tranh chống xâm lược, nhưng chưa đủ cứ liệu để nói đã có Học thuyết quân sự Việt Nam trong các triều đại đó.
Học thuyết QSVN trước thời đại Hồ Chí Minh (phần III): Học thuyết quân sự Việt Nam về sử dụng sức mạnh Việt Nam vào việc giành và giữ vững độc lập, chủ quyển dân tộc
09:37 | 23/08/2012
(Bqp.vn) - Học thuyết quân sự không tiếp cận vấn đề “sử dụng sức mạnh” trên góc độ của nghệ thuật quân sự, không đi sâu vào cách đánh mà đi vào quan điểm, tư tưởng chỉ đạo nghệ thuật dùng sức mạnh sao cho có lợi nhất cho mục tiêu giành và giữ độc lập, chủ quyền dân tộc. Trong thực tế, không phải mọi chiến thắng quân sựđều có lợi cho mục đích chính trị, nếu nó được tiến hành không đúng nơi, đúng lúc, một cách “vô chính trị” thì “vô dụng lại có hại”.
Học thuyết QSVN trước thời đại Hồ Chí Minh (phần IV): Bản sắc văn hóa dân tộc trong Học thuyết quân sự Việt Nam
09:33 | 23/08/2012
(Bqp.vn) - Ở những trang cuối cuốn “Nhật ký trong tù” nổi tiếng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho “Mục đọc sách”. Trong bài “Những hiểu biết cơ bản về quân sự...” của mục này, sau phần viết về “Huấn luyện” (quân sự), Bác Hồ bàn đến văn hóa: “Ý nghĩa của văn hóa: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng.
Học thuyết QSVN trước thời đại Hồ Chí Minh (phần V): Giữ nước từ bản sắc văn hóa
09:28 | 23/08/2012
(Bqp.vn) - Nếu các giá trị văn hóa là những bảo vật cuối cùng mà một dân tộc có khả năng còn giữ được nguyên vẹn sau khi bị các thế lực giàu mạnh thống trị và cướp đoạt thì phải coi đó là nguyên nhân sâu xa nhất trong các nguyên nhân đứng vững của dân tộc Việt Nam sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc và hơn một thế kỷ bị các đế quốc phương Tây xâm lược và cai trị.
Học thuyết QSVN trước thời đại Hồ Chí Minh (phần VI): Học thuyết quân sự Mác - Lênin và sự phát triển tư duy quân sự truyền thống của dân tộc Việt Nam
08:54 | 23/08/2012
(Bqp.vn) - Dựng nước trên một địa bàn có vị trí chiến lược ở vùng Đông Nam Á, chiếm lĩnh một đầu cầu nối liền lục địa Âu - Á với các quần đảo phía đông nam, tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ân Độ Dương, một ngã tư chiến lược trên đường giao lưu từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, nước Việt Nam từ xa xưa đã thành mục tiêu dòm ngó của các thế lực bành trướng và xâm lược.